Dạy trẻ chưa biết chữ trước bằng... dọa dẫm?
Nhiều phụ huynh có những trải nghiệm vô cùng "thương đau" với quyết định không cho con học chữ trước khi vào lớp 1. Đó không chỉ là áp lực từ người thân trong gia đình mà đáng sợ hơn chính là "thái độ" của giáo viên.
Làm đúng cũng phải khóc
Con bị cô giáo la rầy trong khi tập đọc, tập viết, bố mẹ bị nhắc nhở, yêu cầu phải kèm cặp thêm... là những trải nghiệm không ít phụ huynh đã gặp phải khi lựa chọn không cho con học chữ trước khi vào lớp 1. Không phải là phổ biến vì thực tế hiện nay, số trẻ không học chữ trước khi vào lớp 1 rất ít. Phụ huynh được xem là "cá biệt" khi trong lớp chỉ mình con họ không học chữ trước.
![]() |
Một lớp học chữ trước khi vào lớp 1 ở TPHCM. |
Chị Trần Lệ Thủy, nhà ở Q.7, TPHCM cho biết, trước đây chị đã được nếm "mùi vị" khi có con chưa hề học viết, học đọc trước khi vào lớp 1. Khó khăn vì con chưa học chữ trước trong khi cả lớp các bạn đã biết viết, biết đọc vần đã đành nhưng căng nhất là từ giáo viên. Vào học được vào hôm, đi học về là con chị khóc, kể chuyện bị cô giáo cho ngồi ở góc lớp, gõ vào tay và chê, dọa đủ thứ. Mỗi lần chị đón con là cô giáo lại gặp chị than phiền là cháu không biết gì hết trơn, chậm, không bắt kịp nhịp học trong lớp.
Chị cũng liều nói với cô mình thực hiện theo quy định của Bộ, không học chữ trước nên bé chậm hơn là bình thường. Thế nhưng, chị nhớ như in khi chỉ mới đến trường được 2 tuần, cô giáo đã thản nhiên đánh giá: "Cháu học kém" kèm theo lời cảnh báo, thế này thì bé rất dễ bị đúp lớp, ảnh hưởng đến cô, đến trường, đến quận.
Cuối năm đó, con chị Thủy vươn lên nằm trong top đầu nhưng từ những trải nghiệm không mấy vui vẻ đó và xét nhiều yếu tố, chị chuyển sang trường quốc tế. Người mẹ này nói: "Giáo dục kiểu dọa dẫm con trẻ ngay từ những ngày đầu đến trường thì hỏi các em sẽ yêu thích việc học như thế nào?".
Nhưng không phải ai cũng "cứng" như chị Thủy. Rất nhiều phụ huynh phải bật khóc trước áp lực từ giáo viên khi lựa chọn không cho con học chữ trước. Chị Phạm Nhọc Oanh, nhà P.3, Q. Bình Thạnh kể, ngày nào đi học con chị cũng bị la vì chưa biết viết chữ, mẹ thì bị cô gọi lên mắng vốn, nhắc nhở đủ kiểu, chị nghe chỉ biết gật. Dù biết quy định của ngành là không học chữ trước nhưng chị cũng không dám ý kiến lại.
"Cháu bị giao bài về nhiều nhất, giao theo kiểu cho những trẻ đã biết chữ. Về nhà, hai mẹ con tối nào cũng "đánh vật" để học chữ đến 10 giờ đêm. Nghĩ lại đến giờ tôi vẫn sợ, thấy thương con khi niềm vui đi học như mẹ tô vẽ không hề có", chị Oanh nói. Sau này, con chị vẫn theo kịp nhưng chị phải thừa nhận gian nan và căng thẳng cho cả mẹ lẫn con. Đến đứa sau, chị cũng dự tính cho theo bước anh trai nhưng bị gia đình phản đối nên cháu đã học chữ trước.
May rủi tùy giáo viên
Nhiều phụ huynh cũng có những trải nghiệm khác nhau tùy thuộc rất nhiều vào cô giáo. Chị Đoàn Ngọc Phương, nhà Linh Đông, Thủ Đức cho hay, hai đứa con chị đều không học chữ trước nhưng tình cảnh lại trái nhau hoàn toàn. Cháu đầu vượt qua khá nhẹ nhàng khi gặp cô giáo đồng tình với việc trẻ không cần phải học chữ trước. Cô tận tâm, kiên nhẫn, không nóng lòng với thành tích dù con chị thuận tay trái.
Tiếp thêm động lực, đứa thứ hai chị không cho học chữ trước dù thời điểm đó, việc phải học chữ trước như là hiển nhiên. Nhưng lần này, họ không gặp may, hai mẹ con "tiêu điều" khi cô giáo của con là tổ trưởng khối 1, cô nói thẳng: "Chị nghĩ sao mà không cho bé đi học trước". Và mấy tháng đầu, chị bị cô gọi nhiều nhất để nói đi nói lại về việc con chị không học chữ trước nên giờ khổ bao nhiêu người. Thậm chí, chị khóc trên đường sau khi cô giáo đề nghị chị lên lớp nhìn con mình viết.
![]() |
Ngày đầu tiên đến trường của học sinh lớp 1 trở nên khó khăn hơn lúc nào hết vì việc học chữ trước hay không (ảnh minh họa) |
Vấn đề từng được đặt ra, chương trình ở lớp 1 nặng, sĩ số đông nên giáo viên cực khó để có thể kèm cặp học sinh trong lớp chưa biết chữ theo kịp nội dung. Đối với lớp 1, việc để ổn định trật tự trong lớp đã là một bài toán không hề dễ dàng đối với giáo viên.
Bên cạnh đó, quản lý một trường học ở TPHCM đặt ra vấn đề, cũng cần xem lại cả chương trình học và phương pháp giảng dạy của lớp Lá (5 tuổi). Trong chương trình, phần Ngôn ngữ có nội dung "chuẩn bị cho học Đọc - Viết". Nếu không vững vàng và thực hiện đúng mục đích yêu cầu thì giáo viên mầm non có thể đơn giản hóa nội dung này bằng cách dạy các cháu rèn chữ, đánh vần. Đa phần phụ huynh không nắm vững và cùng hỗ trợ nội dung này. Tiếp nữa, giáo viên lớp 1 lại xem việc các cháu biết đọc, biết viết trước là đương nhiên trên nền tảng số đông. Điều này kéo theo vấn đề luẩn quẩn.
Trước thực trạng cô giáo gây áp lực đối với trẻ chưa biết chữ trước, nhiều năm gần đây, trước khi bước vào năm học mới, Sở GD-ĐT TPHCM đều không quên gửi văn bản cho tất cả các trường "nhắc nhở" và yêu cầu giáo viên không được phân biệt học sinh biết và chưa biết chữ. Ngành cũng nhấn mạnh, thời gian đầu tập trung vào việc hướng dẫn học sinh làm quen với lớp trước khi vào chương trình.
Đây là thời điểm cực kỳ quan trọng hình thành tâm lý đối với việc học của trẻ, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM lưu ý giáo viên tuyệt đối không dọa nạt, to tiếng làm học sinh sợ hãi và cần thường xuyên trao đổi hợp tác với cha mẹ học sinh về những trường hợp trẻ có biểu hiện sợ sệt, khóc nhè..., giúp học sinh tự tin và thích đi học.
Tuy nhiên, nhắc là nhắc, không ít giáo viên nghe rồi để đó và gây căng thẳng với phụ huynh, với trẻ không học chữ trước với đủ lý do. Chính điều này góp phần làm cho việc con trẻ vào lớp 1 của nhiều gia đình lẽ ra nhẹ nhàng, vui vẻ lại trở nên áp lực, căng thẳng.
Nghịch lý không thể chấp nhận nổi đang tồn tại là trẻ vào lớp 1 để bắt đầu học chữ, học viết lại phải biết chữ trước. Đã đến lúc tất cả mọi người cùng phải nghiêm túc nhìn lại, khắc phục để con trẻ không bị áp lực không đáng có ngay từ những ngày đầu đi học.
Hoài Nam
-
Thế Giới
- Bernie Sanders tuyên bố chạy đua vào Nhà Trắng
- Hàn Quốc muốn tăng cường hợp tác kinh tế với Triều Tiên
- Venezuela đứng vững trước sức ép nặng nề
-
Xã Hội
- Những câu hỏi chưa có lời giải sau vụ cô gái giao gà bị sát hại
- Hải Dương: Một người tử vong sau vụ hỗn chiến giữa hai nhóm thanh niên
- Nguyên nhân lãng xẹt khiến nghịch tử ở Hà Tĩnh đánh mẹ đẻ tử vong
-
Tâm Linh & Nhân Tướng Học
- Sổ sinh tử dưới âm gian: Sinh mệnh mỗi người đã được định trước
- Lúc sống là thanh quan liêm khiết, chết rồi địa ngục chẳng lưu tên
- Những tấm ảnh rùng rợn cho đến nay vẫn chưa được giải thích
-
Học Làm Người
- Nghèo khó không đáng để ưu sầu, chỉ kẻ không có đức hạnh mới nên ưu sầu
- Sự kiêu ngạo có thể hủy đi cơ hội: Bài học rút ra từ câu chuyện Muối Bé và Muối To
- Cuộc trao đổi thua lỗ nhất trên đời: Một người đàn ông vì điều này mà thân bại danh liệt bỏ mạng lúc trung niên
-
Nghệ Thuật Sống
- 6 nhân vật trong Tam Quốc nhờ đại ‘Nhẫn’ mà làm nên việc lớn
- Khi bị bắt vào viện tâm thần, làm thế nào để chứng minh bạn là người bình thường?
- Làm người vì sao phải nhẫn nhịn? Có thể nhẫn mới có hậu phúc
-
Thế Giới Động - Thực Vật
- Nghiên cứu mới xác nhận một trong những loài chim thông minh nhất thế giới chính là quạ!
- Phát hiện những loài cá xấu xí ở Amazon
- Virus xác sống - CWD nguy hiểm như thế nào với con người?
-
Kỳ Đặc
- Bánh chưng nhựa, giò lụa cao su
- Được cái lọ mất cái chai
- Bố trông con mải chơi game để con làm điều này và kết dị
-
Văn Hóa
- Kinh nghiệm bảo vệ bản quyền (2): Khi thủ phạm không chịu hợp tác
- Phú Thọ đã diễn ra Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa
- Được xem là "quốc bảo của xứ Hàn" nhưng Song Hye Kyo cũng từng cay đắng cúi mặt xin lỗi vì scandal khủng khiếp nhất trong sự nghiệp
-
Kinh Tế
- Trách nhiệm xã hội
- Lựa phương án gọi vốn xây dựng Sân bay...
- Trận siêu cúp giữa Việt Nam - Hàn Quốc
-
Khoa Học - Công Nghệ
- Vì cuộc yêu, hai rồng Komodo kịch chiến bất chấp tất cả
- Huawei P30 đã chính thức lên nòng, phục kích Galaxy S10
- Nhiều iPhone tại Việt Nam bỗng nhiên dở chứng “Không có dịch vụ”
-
Thể Thao
- Đua xe F1: Quan Vũ bất ngờ gia nhập Renault, Ferrari có thêm nhân lực
- Chân dài Việt 1m83 ghi hơn 100 điểm, chắn bóng số 1 bóng chuyền Thái Lan
- Vệ sỹ lãnh tụ Kim Jong Un: 100.000 chiến binh sức mạnh...
-
Giải Trí
- Victoria Beckham, Gigi Hadid và dàn sao xót thương ông hoàng Chanel
- Phát hiện ra một ngôi trường ở Việt Nam đẹp đến mê hồn, lên hình không chê vào đâu được
- Lệ Quyên: 'Thanh xuân phụ nữ quá ngắn, đừng lãng phí cho kẻ vô tâm'
-
Pháp Luật
- Đốt nhà sếp cũ để trả thù
- Bị hiệp sĩ bắt vì dùng clip 'nóng' tống tiền người yêu cũ
- Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận: Làm 10 năm mới được 15,8%
-
Giáo Dục
- Cần thêm quy định hỗ trợ giáo dục vùng khó
- Hải Phòng: Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đi vào chiều sâu
- Sáng tạo trong giáo dục HS khiếm thị
-
Sức Khỏe
- KARL LAGERFELD QUA ĐỜI: Đã có người kế nhiệm Karl Lagerfeld, thành giám đốc sáng tạo mới của Chanel
- Căn bệnh được chuyên gia lên tiếng cảnh báo vì mùa lễ hội nào cũng có
- Dù có ra sao, Phạm Băng Băng vẫn là “nữ hoàng thảm đỏ” mà không ai có thể thay thế vì lý do này
-
Ô tô - Xe Máy
- giá lăn bánh xe Toyota Hilux 2019
- Hàng không chuẩn bị ra sao để đón Tổng thống Mỹ và Triều Tiên?
- Ô tô đi lùi trên cao tốc vì thiếu biển báo
-
Nhà Đất
- Cần bán đất kèm nhà mặt tiền Nguyễn Sinh Sắc
- VinCity Grand Park Quận 9 Singapore Tương Lai
- Bất chấp lớn bé thế nào thì không gian vui chơi cho trẻ vẫn là điều không thể nào thiếu được
-
Tình Yêu - Giới Tính
- Chưa cưới đã được coi là “chuột sa chĩnh gạo”, em tái mặt khi biết số tiền nhà trai đặt vào tráp ăn hỏi
- Mua ủng hộ em chồng bộ sofa cả trăm triệu, vừa mang về nhà thì thấy người khác bán bộ sofa ấy chỉ 20 triệu
- Con gái nhớ tránh ăn những loại thực phẩm này trong ngày đèn đỏ để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe